MẪU MILTON-NGÔN NGỮ QUYỀN NĂNG VÀ HIỆU QUẢ NHẤT CỦA NLP

MẪU MILTON-ĐƯA BẠN TRỞ THÀNH BẬC THẦY GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGƯỜI KHÁC

Tâm trí chúng ta được chia thành hai phần Ý thức và Tiềm thức (Tàng thức). Và phần quan trọng nhất chiếm đến 95 % sức mạnh của tâm trí đó chính là Tiềm thức. Vậy ngôn ngữ nào để làm việc với phần Tiềm thức này. Đó chính là Mẫu Milton.

Chào mừng các bạn đến với Mẫu Milton. Một trong những mẫu ngôn ngư quyền năng và ưu việt nhất của bộ môn khoa học NLP. Vậy tại sao chúng ta phải nghiên cứu Mẫu Milton bởi vì sức mạnh bộ não của chúng ta đến từ 95 % là tiềm thức mà Mẫu Milton là ngôn ngữ làm việc với tiềm thức. Nếu chúng ta muốn gây ảnh hưởng lên người khác ở cấp độ tiềm thức, cũng như tạo được thiện cảm với một ai đó ở mức độ sâu sắc thì Mẫu Milton là một công cụ quyền năng để chúng ta thực hiện được điều đó.

Vậy Mẫu ngôn ngữ Milton là gì? Mẫu Milton là loại ngôn ngữ được phát triển nhà thôi miên trị liệu lỗi lạc Hoa Kỳ Milton Erickson và Ông cũng đồng thời là chủ tịch sáng lập Hiệp hội thôi miên Hoa Kỳ. Ngôn ngữ Milton NLP giúp khách hàng của chúng ta tiếp nhận những mệnh lệnh ẩn tích cực và tự tìm ra giải pháp cho vấn đề của riêng mình và đặc biệt những giải pháp này có sức mạnh và hiệu quả lâu dài.

Mau Milton (2)
Ngôn ngữ Milton làm việc với tiềm thức, phần quan trọng nhất của sức mạnh não bộ!

CÁC MẪU NGÔN NGỮ MILTON CƠ BẢN ĐẦY QUYỀN NĂNG

  1. Mind Read (Suy diễn)

– Định nghĩa: Là khẳng định ta biết người kia đang nghĩ gì

– Mục đích sử dụng: để ta có thể bắt cầu và dẫn dắt họ vào tình trạng thôi miên

– Ví dụ:  “Tôi biết anh đang băn khoăn rằng tôi có thể đưa anh vào trạng thái thôi miên hay không? Hay có thể là anh đã xác định tôi làm được rồi. Sao cũng được, giờ tôi muốn anh nhắm mắt lại” Hay “Tôi biết bạn học chương trình này với một mục đích”

Kết luận: Dùng các phiên trị liệu, để ta có thể bắt cầu và dẫn dắt họ vào tình trạng thôi miên.

  1. Lost Performative (Loại bỏ nguồn đưa đánh giá)

– Định nghĩa: Bạn xóa mất người đưa phán xét và nội dung đánh giá.

– Mục đích sử dụng: xoá nguồn của những phán xét có giá trị. Trí não không thể đánh giá uy tín của nguồn hay bối cảnh phán xét .

– Ví dụ:

  •    “Và thật tốt để thắc mắc…” thắc mắc sẽ giúp có những bước tiến đáng kể trong tương lai
  •    “Đó là điều đúng đắn…” sự phân vân sẽ giúp bạn có những đột phá không ngờ

Kết luận: Nó đưa ra những nhận xét chung chung mơ hồ, để người nghe tránh xa vào việc chi tiết cụ thể và chấp nhận để tự tìm ra câu giải đáp.

  1. Causes and Effects (Nhân quả)

– Định nghĩa: Ngụ ý rằng điều này tạo ra điều kia.

– Mục đích sử dụng: Nhà thôi miên có thể ám thị một mối liên hệ nhân quả giữa hai tuyên bố để đưa vào tình trạng thôi miên.

– Ví dụ:

  •  “Vì…nên…”  Vì bạn đang ở căn phòng thôi miên nên bạn sẽ dễ dàng đi vào trạng thái thôi miên.
  •  “Khi bạn đang ngồi trên chiếc ghế này, bạn sẽ bắt đầu bị thôi miên. Vì đây là chiếc ghế thôi miên”
Mau Milton (3)
Mẫu Milton là ngôn ngữ của các bậc thầy huấn luyện trên thế giới!
  1. Complex Equivalence (Câu phức tương đương)

– Định nghĩa: khi hai mệnh đề được giải thích như thể nó truyền tải ý giống nhau.

– Mục đích sử dụng: cho phép ta dùng bất cứ ý nào cũng có thể nói đến một ý khác, để đưa họ vào trạng thái thôi miên hay gieo một ám thị  

– Ví dụ:

  • “….thì nó có nghĩa là…” Khi bạn đã khao khát để có mặt ở đây thì nó có nghĩa là bạn sẽ đi vào trạng thái thôi miên hoàn toàn dễ dàng
  • “….vìnó có nghĩa là…” Nếu bạn đang bối rối thì thật tốt vì nó có nghĩa là bạn sắp học được những điều mới mẻ”
  1. Presuppositions (Tiền đề)

– Định nghĩa: Một dạng giả định ngôn ngữ.

– Mục đích sử dụng: Nếu không gặp phản đối, những tiền đề vượt qua hệ thống đánh giá và được chấp nhận như sự thật.

– Ví dụ:

  •    “Bạn đã nghiêm túc nghĩ đến việc thay đổitrong bao lâu rồi” (nghiêm túc nghĩ đến việc thay đổi tiền đề)
  •    “Vì bạn đang học rất nhiều thứnên bạn sẽ thấy vấn đề này rất đơn giản” (đang học rất nhiều thứ tiền đề)
  •    “Bạn mua ngay bây giờ hay để sau?” (mua tiền đề)
  1. Universal Quantifiers (Từ định lượng mang tính toàn thể)

– Định nghĩa: Một loạt từ hàm ý toàn thể như “ tất cả”,  “chưa bao giờ”,  “mỗi một”, “luôn luôn” 

– Mục đích sử dụng: Một câu nói mang tính toàn thể khiến não khó hình thành một phiên dịch bên trong và cũng giải phóng não khỏi việc tư duy trừu tượng.

– Ví dụ:

  •    “Và tất cả mọi thứ, tất cả mọi thứ…” rồi sẽ tốt đẹp lên
  •    “Mỗi một người trong trạng thái bị thôi miên…” thì tất cảhọ đều cảm thấy hạnh phúc
Mau Milton
Mẫu Milton-Mẫu ngôn ngữ quyền năng và vi diệu của NLP
  1. Model Operator

– Định nghĩa: Những từ ngữ ngụ ý khả năng hay sự cần thiết, thường hình thành qui định

– Mục đích sử dụng: Đề nghị ai đó có thể hay không thể, phải hay không phải làm gì đó

– Ví dụ:

  • “…Nhờ đó, bạn có thể học…” Bạn phải chăm chỉ. Nhờ đó bạn mới có thể học tốt được.
  • “Bạn phảihít vào và thở ra để đi…” vào trạng thái thôi miên một cách dễ dàng.
  1. Nominalization (Danh từ hóa)

– Định nghĩa: Lấy một động từ và biến nó thành danh từ.

– Mục đích sử dụng: Tạo ra sự trừu tượng từ một quá trình. Đóng khung một hành động tích cực để chuyển thành tình trạng hay điều kiện. Để nhấn mạnh vào hành động đó.

– Ví dụ:

  • “Kì huấn luyện này sẽ giúp bạn có được những thấu hiểuhiểu biết mới mẻ”
  • “Bạn sẽ nhận được những đột phá mong muốn….”  
  1. Unspeccified Verb (Động từ không xác định)

– Định nghĩa: Ngụ ý một hành động mà không diễn tả cách thức sự việc cụ thể của hành động

– Mục đích sử dụng: Một trạng từ hay tính từ không cụ thể hóa hành động khiến cho trí não tự do tưởng tượng một động từ hoặc hành động.

– Ví dụ:

  • Nó là thằng gây ra rắc rối”  Rắc rối như thế nào? (hay đi muộn, hay sai hẹn, hay làm người khác tổn thương, hay chọc ghẹo người khác…)
  • “Và bạn có thể”  (Có thể làm gì? Có thể hoàn thành, có thể làm được, có thể chấp nhận từ bỏ, có thể sống mà không cần nó). VD: Em đang băn khoăn không biết có thể nghỉ việc hay không? Em sẽ ổn thôi và em có thể mà. Anh tin em.

Trên đây là một số Mẫu Milton nổi bật và đầy sức mạnh! Và thật sự các bạn muốn khám phá hết hãy tìm hiểu tại đây để có được đầy đủ và chi tiết nhất về NLP 

Hãy gia nhập Học viện NLP Việt Nam với chúng tôi:

Học viện NLP Việt Nam (Vietnam NLP Academy) đã tiên phong hợp tác cùng Hiệp Hội ABNLP Hoa Kì để đưa chương trình NLP nguyên chủng về Việt Nam. Đến nay Học viện NLP Việt Nam đã đào tạo được hàng trăm ngàn học viên trên khắp cả nước và được đánh giá là một chương trình phát triển con người mạnh mẽ và hiệu quả nhất. Bạn hãy trải nghiệm và ứng dụng NLP vào cuộc sống! Đồng hành cùng Trainer-Thạc sĩ Lê Ngọc Quân. Nhà đồng sáng lập của Học viện NLP Việt Nam.

BẠN THỰC SỰ MUỐN THAY ĐỔI:

Học viện NLP Việt Nam (Vietnam NLP Academy)

Hotline: 0969.188.880

Website: hocviennlpvietnam.vn

Địa chỉ: Số 189 Hoàng Hoa Thám, Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội