MÔ HÌNH GIAO TIẾP NLP-HIỂU VỀ BÍ MẬT CỦA SỨC MẠNH GIAO TIẾP
Giao tiếp là 80% sức mạnh của con người, xã hội của chúng ta vận hành bởi sự giao tiếp, tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau. Chính vì vậy hiểu sâu sắc về “Mô hình giao tiếp NLP” sẽ cho các bạn một cái nhìn tổng quan về giao tiếp về cách con người tương tác với nhau trong xã hội. Từ đó bạn sẽ đưa năng lực giao tiếp của mình lên một tầm cao mới.
Đôi lúc trong cuộc sống chúng ta thường hay than phiền rằng anh ấy quá khó hiểu, anh ấy nói mình chẳng hiểu gì cả, hay cố ấy cứ như thế nào ấy nói năng làm mình chẳng hiểu gì cả. Hay mình nói với anh ấy chị ấy bao lần rồi mà anh ấy chị ấy chẳng làm theo chẳng chịu hiểu lời mình nói, chẳng có thay đổi gì. Không phải là anh ấy khó hiểu hay bạn khó hiểu mà chẳng qua mô hình giao tiếp nlp hay mô hình giao tiếp của chúng ta đang khác nhau và chúng ta chưa nhận ra sự vênh nhau về mô hình truyền thông đó mà thôi.
Khám phá Mô hình giao tiếp NLP
– Quan sát hình vẽ trên chúng ta thấy con người chúng ta tiếp nhận thông tin bằng 5 giác quan. Lượng thông tin và mà các giác quan của ta mà tiếp nhận là khoảng 2 tr bit/s.
– Tuy nhiên não bộ của chúng ta có thể tiếp nhận được một lướng thông tin như vậy không ạ. Đương nhiên là không, ở đây Bộ não chúng ta có 3 phễu lọc chính là: Xóa bỏ, Bóp méo và khái quát.
+ Xóa bỏ: Phễu lọc này giải thích tại sao mỗi chúng ta chỉ tập trung vào điều mình thích và mình quan tâm. Ai trong chúng ta đã vào phòng chờ Nha Khoa, hay phòng chờ làm một việc gì đấy? Nào mời Hạnh trong phòng chờ đấy thì có các tạp chí về thời trang, truyện cười, thể thao, kinh tế, du lịch em chọn đọc thể loại nào? Còn anh Long anh chọn mục nào? Tại sao chị Hạnh và Anh Long lại không chọn đọc kinh tế hay du lịch đó là do do bộ lọc xóa bỏ này các anh chị ạ. Chúng ta chỉ tập trung vào những điều gì chúng ta muốn thôi ạ.
Nào có anh chị nào dặn con cái/bạn bè/đồng nghiệp làm việc gì và dặn đi dặn lại mà họ vẫn quên chưa ạ. Mặc dù họ luôn mồm nói biết rồi, biết rồi cũng chính là do bộ lọc này đấy các anh chị ạ. VD: Bà mẹ dặn cậu con trai đang chơi trò chơi điện tử, này tí khoảng 10h con xuống bếp cắm cho mẹ nồi cơm, nhặt cho mẹ bó rau và để con gà trong tủ xuống ngăn mát rã đông, sau đó sang nhà bác Hòa lấy bánh chưng về để mẹ thắp Hương nhé. Sau đó bà còn dặn lại lần nữa và để chắc ăn Bà còn bắt cậu con trai đọc lại xem có đúng không, cậu ta liền đọc lại vach vách và lại tiếp tục chúi đầu vào màn hình máy tính. Và có đáp lại con nhớ như in rồi, mẹ nói ít thôi. Và theo bạn kết quả như thế nào ạ, khi bà mẹ về thì may lắm thấy nồi cơm đã cắm và gà thì vẫn đang đông cứng trong ngăn đá, bánh chứng thì không thấy đâu. Nguyên do là lúc đó cậu con trai đầu óc mải tập trung vào trò chơi điện tử và mang mang là nấu cơm đơn giản vậy thôi.
+ Bóp méo: Câu chuyện: Chuyện kể rằng trong trang trại kia có một cài chuồng gà 5 tầng, ở mỗi tầng đều có những chú gà khỏe mạnh hay vui đùa sinh sống. Rồi một hôm một chú gà trống to khỏe ở tầng 5, tầng trên cùng cao hứng bay lên chạm vào thành chuồng thế là một chiếc lông của chú vô tình rơi xuống tầng dưới. Các chú gà ở tầng dưới thấy một chiếc lông rơi xuống bèn bàn tán kết luận rằng ở tầng trên có một chú gà trông khỏe mạnh va vào thanh sắt và bị thương nặng. Chiếc lông ngẫu nhiên lại lọt tiếp xuống tầng 3, thấy vậy một cô gà mái nhiều chuyện phao tin rằng “ Các bạn biết gì chưa trên tầng trên cùng có 2 con gà đánh nhau kịch liệt đấy” và thế là lũ gà ở tầng 3 lại xôn xao bàn tán. Chiếc lông tiếp tục rơi xuống tầng 2 và câu chuyện được bàn tán là: “Trên tầng trên cùng có 2 còn gà đánh nhau một con bị chết rồi, một con bị thương nặng chắc cũng không qua khỏi”. Chiếc lông lại tiếp tục hành trình của mình xuống tầng cuối cùng, một chú gà trống choai hớt hải báo tin vừa nghe được ở tầng trên báo về rằng: “Tầng trên cùng có biến, đàn gà chia hai phe đánh nhau và đã chết mất một nửa đàn gà rồi, còn lại số bị thương nặng cũng nằm la liệt”.
“Cười: tất cả chỉ tại cái lông”
Trong cuộc sống ta rất hay trường hợp này khi mọi người truyền thông cho nhau không rõ ràng khi đến tai một người khác thì bản chất câu chuyện đã hoàn toàn thay đổi hay chính là câu chuyện đã bị bóp méo theo ý hiểu của ta.
VD: Cô sinh viên vừa khoe với mẹ rằng có bạn trai, bà mẹ đang ngồi với bà bạn hàng xóm, thấy đứa con đi về liền hỏi đi đâu. Dạ con vừa đi học về cô gái trả lời, còn nói thêm buổi học bổ ích lắm mẹ ạ. Bà mẹ thắc mắc liền nhìn thấy thấp thoáng cuốn sách cô gái đang cầm trên tay các loại sữa dành cho bà bầu. Bà lo lắng nói với bà hàng xóm nó có bầu hay sao bà ạ mới có bạn trai, đang ít tuổi lại đi học cái này. Và nhờ bà bạn mà cả xóm hôm sau biết là cô gái có bầu hơn 3 tháng. Khi mọi chuyện lùm xùm ra thì bà mẹ mới té ngửa ra là cô con gái làm thêm tại cửa hàng sữa của Kid Plaza và hôm trước đã tham dự một khóa đào tạo về dinh dưỡng cho bà bầu.
+ Khái quát: Xin mời các bạn đến với phễu lọc cuối cùng đó là phễu lọc khái quát. Chúng ta thường nghe những câu nói đại loại như: tất cả đàn ông đều là lũ sở khanh hay phụ nữ nào chả hám tiền, nhìn cái loại mắt lé đấy thì lấy đâu mà tử tế được, ui hàng Trung Quốc toàn hàng dởm, em nhìn cái điệu cười của nó là em biết nó chẳng tử tế gì, nhìn cái kiểu đấy là em biết nó thuộc dạng nào, trông chẳng có chút tử tế nào, bọn nhà giàu đứa nào mà chằng khinh người. Ồ chúng ta đang làm gì ạ. Chúng ta đang phán xét dựa vào những trải nghiệm cá nhân và quan điểm của chúng ta. Chúng ta đang khái quát sự vật hiện tượng để làm sao nó phù hợp với những hiểu biết của chúng ta đúng không ạ. Đây chính là phễu lọc khái quát của chúng ta.
– Tiếp theo là các phễu lọc phụ là cơ sở để hình thành nên các phễu lọc chính gồm có: không gian, thời gian, năng lượng, vấn đề, Quyết định, ký ức, trải nghiệm, Niềm tin và giá trị, ngôn ngữ, thái độ.
– Sau đi qua những phễu lọc này thì não bộ của chúng ta chỉ còn tiếp nhận được 134Bit/s và hình thành nên suy nghĩ (phiên dịch bên trong bộ não của chúng ta). Sau đó suy nghĩ tác động đến thể lý của chúng ta và ngược lại thể lý cũng tác động đến Suy nghĩ của chúng ta. Suy nghĩ tạo ra Cảm xúc và Thể lý cũng tác động đến cảm xúc của chúng ta. Và cuối cùng cảm xúc sinh ra hành động của chúng ta.
– Ở đây chúng ta có mất việc -> đi uống rượu, bất đồng sếp-> nghỉ việc, thua lỗ chứng khoán -> từ bỏ thị trường. Hoặc nếu tư duy tích cực, xây dựng được phễu lọc tốt: mất viêc->Cơ hội tìm công việc yêu thích, bất đồng sếp->Cơ hội ứn dụng NLP vào giải quyết mâu thuẫn, nâng cao năng lực giải quyết vấn đề, thua lỗ chứng khoán->Cơ hội để điều chỉnh lại phương pháp đầu tư.
Hiểu và ứng dụng Mô hình giao tiếp NLP
Những bài học rút ra từ việc ứng dụng Mô hình truyền thông NLP vào cuộc sống:
Thứ nhất là truyền thông phải rõ ràng
Thứ hai là mỗi người có một mô hình truyền thông khác nhau nên chúng ta không ngạc nhiên khi cùng một sự việc mà mỗi người lại hiểu và hành động một cách khác nhau
Thứ ba chúng ta phải lựa chọn ngôn ngữ để truyền thông cho phù hợp để người nhận thông điệp hiểu được nội dung chúng ta muốn truyền tải.
NELSON MANDELA nói rằng “ Nếu bạn nói bằng thứ ngôn ngữ mà anh ta có thể hiểu được, điều đó sẽ đi vào đầu anh ta. Còn nếu bạn nói với anh ta bằng ngôn ngữ của anh ấy, điều bạn nói sẽ đi vào trái tim của anh ta”
Nắm vững Mô hình giao tiếp NLP sẽ đưa bạn đến thiên đường của sự thịnh vượng!
Hãy gia nhập Học viện NLP Việt Nam với chúng tôi:
Học viện NLP Việt Nam (Vietnam NLP Academy) đã tiên phong hợp tác cùng Hiệp Hội ABNLP Hoa Kì để đưa chương trình NLP nguyên chủng về Việt Nam. Đến nay Học viện NLP Việt Nam đã đào tạo được hàng trăm ngàn học viên trên khắp cả nước và được đánh giá là một chương trình phát triển con người mạnh mẽ và hiệu quả nhất. Bạn hãy trải nghiệm và ứng dụng NLP vào cuộc sống! Đồng hành cùng Trainer-Thạc sĩ Lê Ngọc Quân. Nhà đồng sáng lập của Học viện NLP Việt Nam.
BẠN THỰC SỰ MUỐN THAY ĐỔI:
Học viện NLP Việt Nam (Vietnam NLP Academy)
Hotline: 0969.188.880
Website: hocviennlpvietnam.vn
Địa chỉ: Số 189 Hoàng Hoa Thám, Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội