BA VỊ TRÍ NHẬN THỨC-KỸ THUẬT NLP UY LỰC, MẠNH MẼ VÀ KÌ DIỆU
Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng đi khám phá Kỹ thuật Ba vị trí nhận thức của Hiệp hội ABNLP Hoa Kỳ. Ba vị trí nhận thức là một kỹ thuật vô cùng hữu ích và cực kì quan trọng để hóa giải các mâu thuẫn, hiểu lầm nghiêm trọng, là nền tảng để bạn thấu hiểu người khác và xây dựng những mối quan hệ chất lượng.
Câu chuyện ứng dụng Ba vị trí nhận thức :
Có lẽ trong chúng ta ai cũng từng lớn lên hoặc thích thú với những bộ phim hoạt hình của Walt Disney nhưng ít ai trong chúng ta biết một bí mật quan trọng giúp người đàn Ông vô gia cư này xây dựng hãng phim bé nhỏ của mình từ hai bàn tay trắng trở thành một đế chế phim ảnh, giải trí lớn nhất trên thế giới, một đế chế đạt được đến 22 giải Oscar cho những bộ phim của mình, một hãng phim được yêu mến bởi hàng tỷ người trên thế giới.
Và bí mật đó là gì? Đó là một công cụ NLP mà Walt Disney thường xuyên sử dụng trong những bộ phim sắp ra mắt của mình, chuyện kể rằng Walt Disney là người rất tỉ mỉ và là người theo chủ nghĩa hoàn hảo, trước khi mỗi bộ phim hoạt hình ra mắt Ông cho bộ phim chiếu thử ở 3 phòng chiếu khác nhau, Phòng 1 là phòng chiếu dành cho trẻ em, Phòng 2 là phòng dành cho bố mẹ chúng và Phòng 3 là Phòng của những nhà phê bình. Và với mỗi phòng chiếu thì Ông lại vào một vai khác nhau và sau khi ở vào vị trí trẻ em, bố mẹ, nhà phê bình Ông sẽ rút ra nhận xét và chỉnh sửa để bộ phim đáp ứng được góc nhìn, thị hiếu của 3 lớp khán giả cho đến khi hoàn chỉnh thì mới chính thức công chiếu.
Và kỹ thuật này cũng được một tỷ phú rất nổi tiếng trên thế giới áp dụng đó là Ông vua ngành thép Andrew Carnegie. Trước mỗi cuộc họp Hội đồng quản trị hay mỗi quyết định quan trọng của Công ty Andrew Carnegie đều một mình vào phòng họp trước ngồi ở vị trí của mình rồi ngồi vào từng ghế cũng các thành viên HĐQT của họ, sau đó dùng trí tưởng tượng của mình và đặt câu hỏi với vị trí của người này thì họ sẽ suy nghĩ thế nào và ra quyết định gì. Và với những góc nhìn đa chiều như vậy mà cuộc họp của Công ty hay các quyết định của Andrew Carnegie đều nhận được sự đồng thuận cao của các thành viên HĐQT, nhờ vậy mà Công ty thép của Ông phát triển không ngừng biến Ông trở thành tỷ phủ giàu thứ 3 trong lịch sử nhân loại với khối tài sản gần 300 tỷ USD.
Vậy Công cụ mạnh mẽ của NLP mà chúng ta đang nhắc tới đó là gì ạ? Đó chính là ba vị trí nhận thức. Các tỷ phú trên thế giới đã dùng 3 vị trí nhận thức vào việc phát triển sự nghiệp thì chúng ta cũng hoàn toàn có thể. Không những thế đây còn là một công cụ vô cùng quyền năng để chúng ta hóa giải những nghi ngờ, những mâu thuẫn nghiêm trọng giúp chúng ta có được những mối quan hệ tốt đẹp với mọi người ở xung quan ta. Để chúng ta hết mâu thuẫn với đồng nghiệp, để vợ chồng ngày càng yêu thương nhau, để bố mẹ và con cái càng thấu hiểu nhau, để anh chị em, bạn bè mối quan hệ ngày càng khăng khít.
Và bây giờ xin mời các bạn chúng ta cùng nhau đi khám phá xem “ Ba vị trí nhận thức là gì?”
BA VỊ TRÍ NHẬN THỨC LÀ GÌ?
Chào mừng các bạn đến với kỹ thuật hóa giải các mâu thuẫn nghiệm trọng vô cùng mạnh mẽ là kỹ thuật ba vị trí nhận thức.
Vị trí 1:
- Kết nối với khách hàng (chào hỏi, cảm ơn khách hàng đã tin tưởng tôi để tôi là người coach cho bạn trong ngày hôm nay)
- Cho phép tôi được hỏi tiềm thức của bạn ngày hôm nay sẵn sàng để hóa giải các mâu thuẫn này chứ? (Khách hàng gật đầu ok)
- Hỏi mức độ cảm xúc tiêu cực theo thang điểm 10. (Cho phép tôi hỏi nếu mâu thuẫn này gây cho bạn cảm xúc tiêu cực thì theo thang điểm 10, cảm xúc tiêu cực của bạn ở hiện tại là mấy điểm)
- Hỏi người bạn đang mâu thuẫn là ai, tên cụ thể là gì? Bao tuổi? Làm nghề gì? Sống ở đâu?
- Khơi gợi nguyên nhân mâu thuẫn, chia làm hai phần nguyên nhân chính trước và từ phần nguyên nhân chính khơi gợi phần nguyên nhân phụ:
– Nguyên nhân chính: NÓNG TÍNH, KHÔNG QUAN TÂM, GIA TRƯỞNG, ÍCH CỬ, VŨ PHU…
– Nguyên nhân phụ: Vào thời điểm nào cụ thể ngày tháng? Sáng trưa chiều tối? Xảy ra ở đâu? Như thế nào?
Vị trí 2:
1. Hướng dẫn khách hàng hòa nhập vào vị trí số 2. Bạn có thấy hình ảnh người chồng/vợ/anh ấy/chị ấy trên ghế hay không? Anh/chị ấy trông như thế nào? Mặc áo màu gì? Quần màu gì? Chân có đi dày hay đi dép không? Dáng người như thế nào? Nước da ra sao? Đầu tóc như thế nào? Lúc này Anh ấy/Chị ấy đang vui hay đang buồn?
Một lát nữa thôi tôi sẽ mời Anh/Chị ngồi vào vị trí của người chồng/vợ. Và Anh/chị sẽ ngồi theo dáng ngồi của anh ấy/chị ấy, nói theo giọng của anh ấy/chị ấy từ góc nhìn của anh ấy/chị ấy và khi tôi hỏi: Anh/Chị tên gì? Thì Chị/Anh hãy trả lời bằng tên của Anh ấy/Chị ấy. Rồi hỏi gia đình, nghề nghiệp như thế nào? Thì chị hãy trả lời bằng vị trí của anh ấy.
2. Mời khách hàng vào vị trí số 2 và yêu cầu cởi giày tất. Rất cảm ơn Anh/Chị đã tham gia phiên Coaching này để hóa giải mâu thuẫn với người vợ/chồng. Anh/Chị có thể nhắm mắt lại để phiên Coaching có thể đạt được hiệu quả như mong muốn.
Trước tiên xin phép được hỏi Anh/Chị tên gì? Anh/Chị làm công việc gì? Anh/Chị ở đâu? Vợ/Chồng của Anh/Chị tên gì?
3. Để người chồng/vợ tự nói vể mâu thuẫn. Tôi có nghe chị nhà/anh nhà phản ánh rằng anh/chị đang có bất đồng hay mâu thuẫn. Hãy nói cho tôi biết về sự kiện đó.
Khi đó Anh chồng sẽ tự kể và ta dùng câu hỏi khơi gợi : “Còn gì nữa?”
“Tôi biết là bạn không biết hay không nghĩ thêm được điều gì nữa nhưng nếu Anh/Chị có thể quan sát thấy thêm điều gì nữa thì điều đó là gì?”
4. Thời điểm để sử dụng “Nguyên nhân phụ” là sự kiện cụ thể ghi chép được ở vị trí 1.
VD: Anh còn nhớ cái sự kiện “Anh mắng con ngày tết năm kia. Con không làm bài tập sau đó anh văng tục, mắng cô giáo”
Hỏi: Vậy tại sao anh có hành động như vậy
KH: trả lời
Hỏi: Anh có xin lỗi không?
KH: trả lời
Hỏi: Anh có thấy ân hận không
KH: trả lời
Sau khi đã hỏi xong các sự kiện thì hỏi câu cuối cùng như sau:
Hỏi: Nếu có lời nói từ trái tim để hàn gắn MQH thì Anh/Chị muốn nói điều gì?
5. Mời khách thoát khỏi trạng thái. Rất cảm ơn Anh/Chị đã tham gia phiên Coaching này và Chào mừng Anh/Chị quay trở lại căn phòng này-Wellcome Back!
Vị trí 3:
1.Hướng dẫn khách hàng hòa nhập vào vị trí người thứ 3. (Một người hoàn toàn khách quan, quen biết 2 Anh Chị). Bạn có thấy hình ảnh người thứ 3 khách quan này không? Anh/chị ấy trông như thế nào? Mặc áo màu gì? Quần màu gì? Chân có đi dày hay đi dép không? Dáng người như thế nào? Nước da ra sao? Đầu tóc như thế nào? Lúc này Anh ấy/Chị ấy đang vui hay đang buồn?
Một lát nữa thôi tôi sẽ mời Anh/Chị ngồi vào vị trí của người thứ 3. Và Anh/chị sẽ ngồi theo dáng ngồi của anh ấy/chị ấy, nói theo giọng của anh ấy/chị ấy từ góc nhìn của anh ấy/chị ấy và khi tôi hỏi: Anh/Chị tên gì? Thì Anh/Chị hãy trả lời bằng tên của Anh ấy/Chị ấy. Rồi hỏi gia đình, nghề nghiệp như thế nào? Thì chị hãy trả lời bằng vị trí của anh ấy.
2. Mời khách hàng vào vị trí số 3 và yêu cầu cởi giày tất. Rất cảm ơn Anh/Chị đã tham gia phiên Coaching này để hóa giải mâu thuẫn của vợ chồng Anh/Chị….
Trước tiên xin phép được hỏi Anh/Chị tên gì? Anh/Chị làm công việc gì? Anh/Chị ở đâu? Anh/Chị có mấy cháu rồi? MỐI QUAN HỆ CỦA ANH VỚI VỢ/CHỒNG ANH CHỊ NÀY LÀ GÌ?
3. Để người thứ 3 khách quan nói về mối quan hệ giữa 2 vợ chồng khách hàng. Anh là người khách quan thì anh có quan sát được gì từ mối quan hệ giữa hai người này
Khi đó người thứ 3 sẽ tự kể và ta dùng câu hỏi khơi gợi : “Còn gì nữa?”
4. Hỏi người thứ 3 đưa ra lời khuyên gì cho khách hàng được Coach. Theo Anh/Chị thì anh có lời khuyên chân thành gì dành cho khách hàng được Coach để mối quan hệ của họ trở nên tốt đẹp hơn và không còn mâu thuẫn?
Khi đó người thứ 3 sẽ đưa ra lời khuyên và ta dùng câu hỏi khơi gợi : “Còn gì nữa?”
“Tôi biết là bạn không biết nhưng còn lời khuyên khác nữa, mà nếu bạn nói ra được thì Anh này/Chị này hoàn toàn giải quyết được mâu thuẫn với người kia, thì lời khuyên đó là gì?”
5. Mời khách thoát khỏi trạng thái vị trí số 3 và quay về vị trí số 1 và hỏi cảm nhận theo thang điểm 10. Rất cảm ơn Anh/Chị đã tham gia phiên Coaching này và Chào mừng Anh/Chị quay trở lại căn phòng này-Wellcome Back! Xin mời Anh/Chị hãy quay về vị trí số 1. Lúc trước cảm xúc tiêu cực của anh chị là 7-8, vậy bây giờ cảm xúc tiêu cực này có còn không? Anh/Chị sẽ hành động như thế nào trong tương lai?
Trên đây là toàn bộ nội dung kỹ thuật coaching Ba vị trí nhận thức, hy vọng bạn sẽ vận dụng được thành công kỹ thuật coaching Ba vị trí nhận thức vào cuộc sống.
Hy vọng bạn đã nắm bắt được Ba vị trí nhận thức và bạn hãy rèn luyện những kỹ thuật NLP mạnh mẽ để có một sức mạnh đích thực. Chúc bạn thành công!
Hãy liên gia nhập Học viện NLP Việt Nam với chúng tôi:
Học viện NLP Việt Nam (Vietnam NLP Academy) đã tiên phong hợp tác cùng Hiệp Hội ABNLP Hoa Kì để đưa chương trình NLP nguyên chủng về Việt Nam. Đến nay Học viện NLP Việt Nam đã đào tạo được hàng trăm ngàn học viên trên khắp cả nước và được đánh giá là một chương trình phát triển con người mạnh mẽ và hiệu quả nhất.
BẠN THỰC SỰ MUỐN THAY ĐỔI:
Học viện NLP Việt Nam (Vietnam NLP Academy)
Hotline: 0969.188.880
Website: hocviennlpvietnam.vn
Địa chỉ: Số 189 Hoàng Hoa Thám, Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội