NLP BỐN GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH GIÁ TRỊ CON NGƯỜI-THẤU HIỂU CHÍNH BẠN
Có bao giờ bạn thắc mắc rằng trong cùng một tình huống thì bạn cho là đúng còn bạn của bạn là lại nghĩ đó là sai và người khác lại thấy nó chẳng đúng cũng chẳng sai chưa. Hay như bạn không thể hiểu nổi mình tại sao lại nóng tính và bộc phát đến vậy còn bạn của mình sao nó lại nhẹ nhàng được như vậy. Hoặc bạn không thể hiểu nổi việc đơn giản như vậy mà người khác lại cho là phức tạp. Để trả lời cho câu hỏi này thì chúng ta sẽ cùng nhau khám phá giá trị trị con người hiện tại của chúng ta hình thành từ đâu? Và bài biết NLP bốn giai đoạn hình thành giá trị con người sẽ làm sáng rõ vấn đề cho bạn.
NLP bốn giai đoạn hình thành giá trị con người như sau:
*GĐ1 từ 0-7 tuổi (Đóng Dấu):
Đây là giai đoạn đứa trẻ như một tờ giấy trắng nó sẽ hấp thu hoàn toàn các ý kiến, quan điểm, tư tưởng, thói quen từ môi trường nó sống, từ cách giáo dục cư xử của bố mẹ, gia đình đóng dấu lên tâm trí của một đứa trẻ. Trong giai đoạn này môi trường mà đứa trẻ sinh ra sẽ quyết định phần lớn tính cách của đứa trẻ sau này. Đứa trẻ sinh ra trong gia đình trí thức khác, đứa trẻ sinh ra trong gia đình nông dân, gia đình buôn bán, gia đình bố mẹ làm quan chức nhà nước thì cách cư xử, lối sống, cách sinh hoạt sau này sẽ khác nhau.
Ở giai đoạn này việc tiếp nhận là rất nhanh và mạnh, nó đi thẳng vào tiềm thức của một đứa trẻ. Vì sao ạ vì đứa trẻ chưa có đủ nhận thức để phân biệt cái gì là tích cực và tiêu cực nên nó hấp thu mọi thông tin đến với nó một cách hoàn toàn thụ động.
VD: Đơn giản như con bạn mới sinh ra đã cho sang Anh ở đến 8 tuổi bạn cho nó về nước thì đương nhiên nó nói giọng anh rất chuẩn và bạn cho nó học tiếng Việt thì nó sẽ nói lơ lớ vì tiếng Anh đã trở thành tiếng mẹ đẻ của nó còn tiếng Việt lại trở thành ngôn ngữ thứ hai.
Cũng đứa trẻ VN được nuôi lớn ở Phương Tây đó với bơ, sữa, thịt, bánh mì. Khi về VN bạn cho nó ăn canh rau đay, cà pháo, muối lạc nó có ăn được không. Hay như người miền Biển thì thường ăn mặn vì khẩu vị của họ được truyền lại từ cha mẹ, ông bà từ thời bé rồi. Nên đến khi trưởng thành họ có thể vẫn giữ thói quen này, hoặc một ví dụ khác người miền Biển cũng có xu hướng nói to hơn nên những đứa trẻ sinh ra ở vùng biển sau này trong giao tiếp cũng có xu hướng nói lớn hơn người bình thường.
Hay như người miền Trung thì có xu hướng tiết kiệm hơn vì đơn giản môi trường sinh sống của họ hay gặp thiên tai, bão lũ, hạn hán mất mùa, họ phải tích trữ phòng ngừa rủi ro và thói quen này sẽ được truyền vào những đứa trẻ sinh ra ở khu vực này và sau này lớn lên chúng cũng có thói quen chi tiêu khá chặt chẽ.
*GĐ2 từ 7-14 tuồi (Bắt chước):
Đây là giai đoạn đứa trẻ đã có những suy nghĩ và nhận thức riêng. Những tác động từ bố mẹ, gia đình lên đứa trẻ đã giảm hơn so với giai đoạn trước và đứa trẻ bắt đầu bị những ảnh hưởng mới nhất định từ bạn bè, nhà trường, xã hội. Chúng có xu hướng bắt chước những hành vi, thói quen, cách tư duy của những người xung quanh một cách nhanh chóng.
VD: Bạn để ý xem những đứa trẻ ở thành phố được bố mẹ cho đi tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, phát triển các kỹ năng, được bố mẹ khuyến khích giao tiếp, phát biểu trước đám đông. Chúng ta sẽ thấy chúng tự tin hơn khi nói chuyện kể cả trả lời phỏng vấn còn những đứa trẻ ở nông thôn cơ hội giao lưu ít hơn thêm vào đó bố mẹ chúng cũng rụt rè như đi lên xã tòa nói: “ xin Anh cán bộ/Chị cán bộ, cán bộ xã bảo chờ 1 tiếng là chờ 1 tiếng, quát cái là rúm ró” . Nên chúng thường rụt rè, ngại giao tiếp, rất khó để nói dõng dạc tự tin trước đám đông.
Hoặc rất nhiều đứa trẻ sinh ra trong gia đình buôn bán thì bạn thấy chúng có tư duy tiền bạc lời lỗ rất sớm đúng ko a? Chúng cũng bắt chước bố mẹ, mua đồ ăn, kẹo, đồ chơi rồi lên lớp bán cho bạn bè để kiếm lời đúng ko ạ.
*GĐ3 từ 14-21 tuồi (Hòa nhập):
Đây là giai đoạn mà đứa trẻ cơ bản nhân cách đã hoàn chỉnh. Tuy nhiên chúng vẫn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài và các yếu tố ảnh hưởng đến chúng rất đa dạng, từ nhiều nguồn. Chúng bị ảnh hưởng bởi bố mẹ, họ hàng, bạn bè, thầy cô, thần tượng, báo đài, tivi, internet…Chúng có xu hướng kết bạn với những người giống mình và hình thành các nhóm bạn. Nào là nhóm mọt sách, nhóm thể thao, nhóm âm nhạc, nhóm vui vẻ, nhóm con nhà giàu, nhóm chảnh…và xu hướng của chúng là tìm ra một thần tượng, hình mẫu để bắt chước và học theo. Bạn có nhớ những thập niên 90 thì các bạn trẻ thi nhau cắt kiểu đầu Đan trường, bạn nữ thì ép tóc giống phương thanh. Bây giờ thì các cháu thi nhau nhuộm xanh, đỏ, cho giống Sơn Tùng MTP, Bi Rain, ca sỹ Hàn Quốc…
*GĐ4 từ 21-nay (Thể hiện):
Đây là lúc chúng ta thể hiện bản chất, thói quen, lối sống cùng với những kỹ năng học hỏi được ra bên ngoài ở môi trường công việc, gia đình, giao tiếp xã hội. Ở giai đoạn này thường thì tính cách rất khó, thói quen bị thay đổi trừ khi chúng ta chịu những cú sốc lớn về mặt tinh thần.
VD: người có thói quen ăn ngọt một ngày đẹp trời nhận được tin bị tiểu đường thì có lẽ họ thay đổi để ăn nhạt hơn hay người thích ăn sống, phát hiện sán lá gan thì họ cũng có thể thay đổi hành vi của mình. Anh chồng nóng tính, bị vợ bỏ thì rất có thể sau đó tính cách anh ấy sẽ nhã nhặn hơn.
Sau khi tìm hiểu về NLP bốn giai đoạn hình thành giá trị con người, chúng ta sẽ đi khám phá 4 Chiếc hộp nguyên nhân kết quả như sau:
4 CHIẾC HỘP NGUYÊN NHÂN KẾT QUẢ
– Bạn đã bao giờ đặt câu hỏi tại sao rằng mình có cuộc sống như ngày hôm nay, mình có thu nhập, mình có mối quan hệ, mình có cách suy nghĩ, mình có những thói quen như ngày hôm nay chưa. Vậy tôi mời bạn cùng tôi khám phá xem cái gì làm nên con người bạn ngày hôm nay?
Hộp 1-Hộp Kết quả:
Các kết quả cụ thể của bạn ở thời điểm hiện tại. “Kết quả” nó là kết quả cuộc đời bạn bao gồm ( Tư duy, năng lực, MQH, Uy tín). Tất cả các thứ trên tạo ra giá trị con người bạn, và giá trị của bạn ở một khía cạnh nào đó nó thể hiện ở thu nhập của bạn. Bạn giải quyết được vấn đề gì cho thị trường thì thị trường sẽ trả lại cho bạn tương xứng với điều đó.
Hộp 2-Hành động:
Các kết quả ở phía trên do đâu mà có. Đó là do hành động của chúng ta. Chúng ta ăn nói, đi, đứng, ngủ, nghỉ làm việc sẽ tạo ra kết quả cho chúng ta.
Hộp 3-Suy nghĩ:
Hành động của bạn bắt đầu từ các tiến trình thần kinh, tiến trình tư duy hay suy nghĩ. Hành động được thực hiện thì nó được quyết định bởi suy nghĩ (diễn dịch bên trong bộ não của chúng ta)
Hộp 4-Niềm tin, giá trị, tâm linh:
Suy nghĩ của bạn lại bắt đầu từ ba thành tố: niềm tin, giá trị, tâm linh.
Niềm tin là quan điểm của chúng ta về cuộc sống, những cái gì chúng ta cho là đúng, cho là sai. Giá trị là cái mà chúng ta quyết định cái gì là quan trọng, tiền bạc, gia đình, sức khỏe, hạnh phúc, sự thoải mái. VD: một công việc tốt với một người là môi trường thân thiện, vui vẻ, có cơ hội thăng tiến. Đối với người khác lại ko quan trọng, giá trị của họ là kiếm được bao tiền thôi. Tâm linh là phạm trù cao hơn tất cả, đức tin của mọi người, người tin vào chúa, người tin vào phật, thánh Ala. VD: vì sao có người đánh bom cảm tử, họ tin vào Thánh Ala, tin đây là cuộc sống tạm, hành động như vậy sẽ được lên thiên đường…
+ Niềm tin là quan điểm của chúng ta về cuộc sống, những cái gì chúng ta cho là đúng, cho là sai. Có người thì tin là đông con là có phúc về già thì chúng sẽ chăm nom giúp đỡ mình, có người thì cho là đông con rất vất vả và nuôi dạy không được tốt, có người thì tin rằng làm việc vất vả mới giàu được, có ngươi thì tin không cần chỉ cần suy nghĩ nhiều và làm đúng, không cần làm nhiều thì vẫn giàu có. Có người lại tin rằng chơi chứng khoán là đánh bạc lại có người tin rằng đầu tư chứng khoán là cơ hội thay đổi cuộc sống của họ và điều quan trọng là phải có kiến thức về nó.
+ Giá trị cao hơn niềm tin là cái mà chúng ta quyết định cái gì là quan trọng đối với mình. Có người thì giá trị quan trọng nhất là tiền bạc có những công việc họ không thích nhưng họ vẫn làm vì tiền, hoặc tôi tin rằng những quan chức tham nhũng họ vẫn tin rằng điều mình làm là sai là phạm pháp nhưng họ vẫn làm vì họ có một giá cao hơn đó là giá trị tiền bạc. Hoặc những người coi gia đình là cao nhất họ có thể bỏ việc để ở bên gia đình, có những người sẵn sàng làm công việc lương thấp nhưng giá trị họ nhận được là sự vui vẻ, thoải mái và có cơ hội thăng tiến.
+ Tâm linh là phạm trù cao hơn tất cả là tầng giá trị cao nhất của một con người nó quyết định mọi hành vi của một con người. Đó là đức tin của một con người, có người tin vào chúa, có người lại tin vào phật, có người lại tin vào thánh Ala. VD: vì sao có người đánh bom cảm tử, họ tin vào Đấng tối cao của họ, tin đây là cuộc sống tạm, hành động như vậy sẽ được lên thiên đường…Rồi thời gian trước bạn có nghe về Hội thánh gì gì đó mà người ta đập bỏ bàn thờ bát hương, ko thờ cúng nữa, họ bán hết nhà cửa trâu bò lợn gà đi truyền giáo và mong được lên thiên đàng, đấy là do họ đã bị cài đặt một niềm tin về tâm linh rất sâu sắc rồi.
Hy vọng bạn đã hiểu bạn đến từ đâu, tại sao bạn có tính cách như vậy, tại sao bạn có thu nhập, có cuộc sống như hiện tại thông qua bài viết NLP bốn giai đoạn hình thành giá trị con người-4 chiếc hộp Nguyên nhân-Kết quả. Bài học NLP bốn giai đoạn hình thành giá trị con người là một trong những bài học chính và quan trọng của chương trình NLP Practitioner của Học viện NLP Việt Nam.
Hãy liên gia nhập với chúng tôi:
Học viện NLP Việt Nam (Vietnam NLP Academy) đã tiên phong hợp tác cùng Hiệp Hội ABNLP Hoa Kì để đưa chương trình NLP nguyên chủng về Việt Nam. Đến nay Học viện NLP Việt Nam đã đào tạo được hàng trăm ngàn học viên trên khắp cả nước và được đánh giá là một chương trình phát triển con người mạnh mẽ và hiệu quả nhất.
BẠN THỰC SỰ MUỐN THAY ĐỔI:
Học viện NLP Việt Nam (Vietnam NLP Academy)
Hotline: 0969.188.880
Website: hocviennlpvietnam.vn
Địa chỉ: Số 189 Hoàng Hoa Thám, Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội